Đã có thêm 300 cây xanh được trồng mới từ chiến dịch Đổi cây số, lấy cây xanh. Số cây này nằm trong tổng số 22.780 cây xanh được BIM Group trồng trong năm 2023 tại Hạ Long - thành phố di sản thiên nhiên thế giới.
* Địa điểm trồng: Khu Đô thị Du lịch Halong Marina, P. Hùng Thắng, TP. Hạ Long, Quảng Ninh
* Các loại cây:
Tên tiếng Anh:
Orchid tree, Butterfly tree
Tên khoa học:
Bauhinia purpurea Linn
Họ thực vật:
Fabaceae (họ Đậu)
Mức độ hấp thụ CO2 khi trưởng thành: 15kg/năm
Ban Hoàng hậu là cây thân gỗ có chiều cao từ 2–6m. Thân cây sần sùi, đường kính thân từ 8–10 cm có màu xám. Lá to, hình tim ở gốc, đầu có 2 thùy dạng tròn có màu xanh bóng, nhẵn, phía gốc lá có 9–11 gân rõ. Cành nhánh nhiều và dài, tán lá rộng, thưa.
Hoa Ban Hoàng hậu có dạng chùm thưa, nang hoa lớn, là dạng hoa lưỡng tính bông to với 5 cánh mềm màu đỏ tím rất đẹp. Những chùm hoa mọc ở nách lá hoặc đầu cành có hương thơm dịu nhẹ lan tỏa trong không khí. Hoa có cánh tràng mềm, mép kéo dài và hẹp thành móng ở gốc, ở giữa có cánh thìa dạng thuôn hình giáo nổi rõ đốm trắng.
Đã có thêm 300 cây xanh được trồng mới từ chiến dịch Đổi cây số, lấy cây xanh. Số cây này nằm trong tổng số 10.000 cây xanh được BIM Group trồng trong năm 2023 tại khu vực Bãi Trường, một trong những bãi biển đẹp nhất thành phố đảo ngọc Phú Quốc.
* Địa điểm trồng: Khu Phức hợp Nghỉ dưỡng - Giải trí Phu Quoc Marina, Bãi Trường, Tp. Phú Quốc, Kiên Giang.
* Các loại cây:
Tên tiếng Anh:
Areca palm tree
Tên khoa học:
Areca catechu
Họ thực vật:
Arecaceae (Cau)
Mức độ hấp thụ CO2 khi trưởng thành: 15kg/năm
Cau ta là loại cây thân gỗ trung bình, cao tới 20m, với đường kính thân cây có thể tới 20–30cm. Các lá dài 1,5-2m, hình lông chim với nhiều lá chét mọc dày dặc. Chi Cau có khoảng 50 loài. Cau được trồng vì giá trị kinh tế đáng kể từ việc thu hoạch quả. Quả cau chứa các ancaloit như arecain và arecolin, khi được nhai thì gây say và có thể hơi gây nghiện.
Quả khi còn non có màu xanh ánh vàng, kích thước xấp xỉ cỡ quả trứng gà, có chứa hạt kích thước cỡ hạt của quả cây sồi, hình nón với đáy phẳng và màu bên ngoài có ánh nâu; bên trong lốm đốm như hạt nhục đậu khấu. Quả cau được bổ thành các lát mỏng cuộn trong lá trầu không và têm vôi thành miếng trầu. Người dùng nhai trầu rồi bỏ bã. Cau, trầu và vôi làm răng và môi người nhai đỏ thẫm. Vị trầu rất nóng và hăng. Mo cau có thể dùng làm quạt. Lá cau khô được dùng làm chổi.
Tên tiếng Anh:
Coconut tree
Tên khoa học:
Cocos nucifera
Họ thực vật:
Arecaceae (Cau)
Mức độ hấp thụ CO2 khi trưởng thành: 25kg/năm
Dừa có mặt khắp nơi tại các vùng nhiệt đới ven biển và là một biểu tượng văn hóa nhiệt đới. Dừa cung cấp thực phẩm, nhiên liệu, mỹ phẩm, thuốc dân gian và vật liệu xây dựng, cùng nhiều công dụng khác. Phần thịt bên trong của quả dừa chín, cũng như nước cốt dừa được ép ra, là một phần quen thuộc trong khẩu phần của người dân sống tại vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Quả dừa khác biệt với các loại trái cây khác do phần nội nhũ chứa một lượng lớn chất lỏng trong suốt, được gọi là nước dừa.
Dừa chín được dùng làm thức ăn, hoặc chế biến lấy dầu dừa và nước cốt dừa từ thịt quả, than củi từ vỏ gáo cứng và xơ dừa từ vỏ xơ. Thịt quả dừa sấy được gọi là cùi dừa khô, dầu và nước cốt được vắt ra từ đây thường dùng trong nấu ăn cũng như trong xà phòng và mỹ phẩm. Nhựa dừa ngọt có thể làm thức uống hoặc lên men thành rượu dừa, giấm dừa. Vỏ gáo cứng, trấu xơ và lá dài có thể dùng làm nguyên liệu để chế tạo nhiều loại sản phẩm trang trí nội thất.
Tên tiếng Anh:
Phoenix tree
Tên khoa học:
Delonix regia
Họ thực vật:
Fabaceae (Đậu)
Mức độ hấp thụ CO2 khi trưởng thành: 18kg/năm
Phượng vĩ có nguồn gốc từ Madagascar, tại đó người ta tìm thấy nó trong các cánh rừng ở miền tây Malagasy. Trong điều kiện hoang dã, phượng là loài đang nguy cấp, nhưng đã được con người trồng ở rất nhiều nơi. Ngoài giá trị là cây cảnh, nó còn có tác dụng như một loài cây tạo bóng râm trong điều kiện nhiệt đới, do thông thường nó có thể cao tới một độ cao vừa phải (khoảng 10-15m, mặc dù đôi khi có thể cao tới 20m) nhưng có tán lá tỏa rộng và các tán lá dày đặc của nó tạo ra những bóng mát.
Trong những khu vực với mùa khô rõ nét thì nó rụng lá trong thời kỳ khô. Cánh hoa của phượng vĩ lớn, với 4 cánh hoa tỏa rộng màu đỏ tươi hay đỏ hơi cam, dài tới 8cm, còn cánh hoa thứ năm mọc thẳng, cánh hoa này lớn hơn một chút so với 4 cánh kia và lốm đốm màu trắng/vàng hoặc cam/vàng (cũng có khi trắng/đỏ). Nguồn gốc tự nhiên có hoa màu vàng (kim phượng). Quả là loại quả đậu có màu nâu sẫm khi chín, dài tới 60cm và rộng khoảng 5cm. Tuy nhiên, các hạt riêng rẽ lại nhỏ và cân nặng trung bình chỉ khoảng 0,4g, hạt to cỡ đầu đũa, hạt ăn rất bùi và ngon.
Tên tiếng Anh:
Jack tree
Tên khoa học:
Artocarpus heterophyllus
Họ thực vật:
Moraceae (Dâu tằm)
Mức độ hấp thụ CO2 khi trưởng thành: 22kg/năm
Cây mít thuộc loại cây gỗ nhỡ cao từ 8-15m. Cây mít ra quả sau ba năm tuổi và quả của nó là loại quả phức, ăn được. Mít được coi là loại cây ăn trái với quả chín lớn nhất lớn trong các loài thảo mộc. Mít có giá trị thương mại. Mỗi quả mít khá lớn hình bầu dục kích thước 30–60cm x 20–30cm. Vỏ mít sù sì, có gai nhỏ. Mít ra quả vào khoảng giữa mùa xuân và chín vào cuối mùa hè (tháng 7-8).
Quả mít có nhiều nhựa mít. Ở Việt Nam khi mít chín cắt xuống không bổ ra ngay mà để nguyên quả rồi dùng một thanh gỗ vót nhọn một đầu, đem đóng vào cuống mít để cho chảy bớt nhựa. Đợi thêm hai ba hôm sau, mới bổ mít ra thì bớt dính nhựa.
Tên tiếng Anh:
Octopus bush
Tên khoa học:
Heliotropium foertherianum
Họ thực vật:
Boraginaceae (Vòi voi)
Mức độ hấp thụ CO2 khi trưởng thành: 20kg/năm
Phong Ba cao trung bình 3–6m, có thể đạt chiều cao tới 15m, xanh, hay mọc ở những nơi đất cát. Thân gỗ mềm, cong queo, phân cành thấp. Cụm hoa xim bò cạp xếp hai dãy nhỏ màu trắng, nhỏ chỉ 5mm. Quả hạch tròn đường kính khoảng 5–8mm, mọc thành chùm. Quả tươi màu xanh lục, nhưng do tác động của nhiệt độ và ánh nắng có thể ngả màu vàng hoặc nâu.
Do cây có biên độ sinh trưởng rộng: có thể phát triển tốt ở các vùng biển, đảo, chịu được gió bão, nước mặn và có thể sống tốt trên bãi cát san hô nên thường được trồng ven biển để chắn gió cố định cát. Do có thân, tán, hoa đẹp nên cây cũng được sử dụng làm cây bóng mát ven biển, cây cảnh quan cho các công trình. Lá cây có thể làm thuốc chữa rắn biển cắn.
Tên tiếng Anh:
Mango tree
Tên khoa học:
Mangifera indica
Họ thực vật:
Anacardiaceae (Đào lộn hột)
Mức độ hấp thụ CO2 khi trưởng thành: 20kg/năm
Xoài được tìm thấy trong tự nhiên ở Ấn Độ và canh tác giống đã được đưa vào khu vực ấm áp khác trên thế giới. Đây là cây ăn quả lớn nhất thế giới, có khả năng đạt chiều cao 100m và có chu vi trung bình 3,6–4,2m, đôi khi đạt 6m.
Cây xoài đã được đưa đến khu vực Đông Á từ Ấn Độ khoảng năm 400-500 trước Công nguyên. Tiếp theo, vào thế kỷ 15, cây đến Philippines. Và sau đó, vào thế kỷ thứ 16 đến châu Phi và Brazil bởi người Bồ Đào Nha. Loài này đã được mô tả khoa học bởi bác sĩ, nhà động vật, thực vật học Linnaeus vào năm 1753. Quả xoài là loại trái cây quốc gia của Ấn Độ, Pakistan và Philippines.
Tên tiếng Anh:
Queen's flower tree
Tên khoa học:
Lagerstroemia speciosa
Họ thực vật:
Lythraceae (Tử vi)
Mức độ hấp thụ CO2 khi trưởng thành: 16kg/năm
Bằng lăng có thân cây thẳng và khá nhẵn nhụi có thể cao đến 20m. Lá màu xanh lục, dài từ 8-15cm, rộng từ 3-7cm, hình oval hoặc elip, rụng theo mùa. Hoa màu tím hoặc tím nhạt, mọc thành chùm dài từ 20 đến 40cm, thường thấy vào giữa mùa hè. Mỗi bông hoa có 6 cánh, mỗi cánh dài chừng 2 đến 3,5cm. Quả lúc tươi màu tím nhạt pha xanh lục, mềm. Quả già có đường kính 1,5 đến 2cm, khô trên cây.
Loài bằng lăng cho bóng mát và cho hoa đẹp nên được trồng làm hoa cảnh. Thật ra ngoài hoa tím còn có hoa các màu đậm, lợt trắng, hồng, đỏ, tím... và cuối thu nhiều giống cũng rụng lá vàng, lá đỏ như cây phong xứ lạnh. Vài giống lùn, lùm bụi, cũng được chọn làm cây kiểng, mùa hoa nở đầy chậu. Cây mọc khỏe, thân thẳng, tán cao, cây trồng chủ yếu bằng hạt, ươm gieo như các cây khác.
Tên tiếng Anh:
Ficus tree
Tên khoa học:
Ficus benjamina L.
Họ thực vật:
Moraceae (Dâu tằm)
Mức độ hấp thụ CO2 khi trưởng thành: 22kg/năm
Sanh là cây thân gỗ, trong điều kiện tự nhiên có thể đạt chiều cao 15-20m. Cây sanh có khả năng phân cành cao, trên thân hoặc cành thường là hình các u bướu và các sống gờ do sự sinh trưởng mạnh. Rễ cây nằm dưới đất và hình thành từ cành lớn hoặc thân. Rễ này thường hình thành nhiều trong mùa mưa, ẩm. Thân và cành dẻo dễ uốn, tạo thế đẹp.
Lá sanh dày và phân bố trên cành với mật độ cao tạo ra phần tán lá rậm rạp, xum xuê. Quả khi chín có màu vàng trong có hạt và có khả năng mọc mầm tạo ra cây con theo lối sinh sản hữu tính. Ngoài phương thức sinh sản này thì phương thức nhân giống chủ yếu của sanh là nhân bằng con đường vô tính từ các cành, rễ.
Tên tiếng Anh:
Fig tree
Tên khoa học:
Ficus subpisocarpa
Họ thực vật:
Moraceae (Dâu tằm)
Mức độ hấp thụ CO2 khi trưởng thành: 18kg/năm
Cây sộp đặc biệt ở chỗ có nhiều rễ phụ mọc ra từ thân và cành rũ xuống rất độc đáo, đẹp mắt. Lá của cây xanh đậm có hình bầu dục, nhọn phần đầu, nhưng khi còn non sẽ có màu đỏ tía. Cây ra hoa mọc thành cụm có dạng hình chiếc nón ngược, quả của cây tương tự quả sung nhưng nhỏ hơn, mọc khắp các nhánh cây, quả khi còn non màu xanh, chín thì màu đỏ. Cây thường ra hoa và quả từ tháng 5 đến tháng 10 mỗi năm.
Sộp thường là loại cây to lớn như cây cổ thụ nên được trồng trong công viên, công trình để tạo mảng xanh cho thiên nhiên, tạo bóng mát cho nhiều người và tạo ra nhiều oxy để thanh lọc không khí. Ngoài ra, cây cũng được uốn nắn dùng làm cây cảnh, bonsai với nhiều tiểu cảnh, tác phẩm đẹp mắt, nâng cao giá trị kinh tế.
Tên tiếng Anh:
Yellow flametree
Tên khoa học:
Peltophorum pterocarpum
Họ thực vật:
Fabaceae (Đậu)
Mức độ hấp thụ CO2 khi trưởng thành: 20kg/năm
Lim xẹt còn gọi là muồng kim phượng, phượng vàng, trung bình cao 20-25m, thân màu xám trắng, phân cành thấp. Lá kép lông chim hai lần, cành non và lá non có lông màu rỉ sét, lá có cuống chung dài: 25–30cm mang 4-10 đôi lá cấp 1, mỗi lá cấp 1 mang 10-22 đôi lá chét, lá nhỏ thuôn đầu tròn. Hoa chùm tụ tán ở đầu cành có lông màu hoe đỏ như nhung dài 20–40cm, hoa nhỏ 2cm có năm cánh màu vàng, đáy có lông. Quả đậu, dẹt dài 10–12cm có cánh.
Là một trong những loài cây nhiệt đới điển hình, cây có biên độ sinh thái rất rộng, có khả năng sinh trưởng phát triển tốt trong nhiều điều kiện khác nhau: vùng ven biển, trung du, miền núi. Cây có thể sống được trên nhiều loại đất, kể cả đất chua, chịu được nắng nóng, khô hạn. Đặc biệt cây có thể phát triển tốt trên vùng đất toàn cát ở ven biển. Cây ưa sáng tái sinh hạt và chồi đều mạnh.
Tên tiếng Anh:
Breadfruit tree
Tên khoa học:
Artocarpus altilis
Họ thực vật:
Moraceae (Dâu tằm)
Mức độ hấp thụ CO2 khi trưởng thành: 22kg/năm
Sa Kê là một loài cây được trồng rộng khắp trong khu vực nhiệt đới. Quả sa kê còn được gọi là quả bánh mì do bề mặt của quả khi được nấu chín giống bánh mì nướng, mặc dù có mùi và vị như khoai tây. Cây có thể cao tới 20m. Các lá to và dày bản xẻ thùy sâu hình lông chim. Tất cả các phần của cây đều có chứa nhựa mủ, một loại nhựa cây có màu trắng sữa, được người ta dùng vào việc xảm thuyền.
Là một trong những loài cây lương thực có sản lượng cao, với một cây có thể ra tới trên 200 quả mỗi mùa. Tại miền nam Thái Bình Dương, cây sinh ra 50-150 quả mỗi năm. Tại miền nam Ấn Độ, sản lượng thông thường là 150-200 quả mỗi năm. Quả hình trứng, kích cỡ to bằng quả bưởi chùm có bề mặt thô ráp và mỗi quả trên thực chất là tổ hợp của nhiều quả bế, mỗi quả bế được bao quanh bằng bao hoa dày cùi thịt và phát triển trên đế hoa dày cùi thịt. Một vài giống cây trồng đã qua chọn lọc có quả không hạt.
Tên tiếng Anh:
Rain tree
Tên khoa học:
Samanea saman
Họ thực vật:
Fabaceae (Đậu)
Mức độ hấp thụ CO2 khi trưởng thành: 18kg/năm
Me Tây là cây gỗ lớn, cao từ 15-25m, trong điều kiện thích hợp có thể cao đến 50m, gốc có bạnh vè lớn. Đường kính thân và tán cây rất lớn, có khi tán cây rộng đến 30m, hơn cả chiều cao của cây, tán lá rất rậm rạp, luôn luôn xanh có hình mâm xôi hay hình dù. Vỏ cây màu nâu đen. Cụm hoa đầu, hoa nhỏ có năm cánh dính màu hồng hoặc tím nhạt, khi nở bung ra rất đẹp và thơm. Lá kép lông chim hai lần chẵn, mang từ 6-16 cặp lá nhỏ, lá nhỏ dài 2–4cm, lá ngủ trước khi mặt trời lặn hoặc trời vần vũ chuyển mưa nên còn có tên gọi là cây mưa. Quả đậu, dẹp, không nứt, màu đà đen, dài 10–20cm.
Cây sinh trưởng cực nhanh và có biên độ sinh thái rất rộng, thích nghi hầu như với mọi điều kiện khí hậu thời tiết: từ vùng biển cực kỳ khắc nghiệt cho đến vùng trung du, đồi núi; cây phù hợp với đa số các loại đất, có thể chịu được đất chua với độ pH từ 3,5; cây có khả năng chịu hạn rất cao, lượng mưa thích ứng từ 600–3000mm. Ở Phan Rang là vùng đất được xem là có lượng mưa thấp nhất Việt Nam (500mmm) cũng có thể trồng và cho cây phát triển rất tốt.
Tên tiếng Anh:
Itchytree
Tên khoa học:
Barringtonia acutangula
Họ thực vật:
Lecythidaceae (Lộc vừng)
Mức độ hấp thụ CO2 khi trưởng thành: 20kg/năm
Lộc vừng, còn gọi là chiếc hay lộc mưng là loài cây bản địa của các vùng đất ẩm ven biển Nam Á và Bắc Úc, từ Afghanistan đến Philippines và Queensland. Tại Đông Nam Á, loài này phân bố ở Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan. Ở Việt Nam, cây mọc khắp nơi, từ Bắc vào Nam ra tới Côn Đảo. Cây lộc vừng có thân và gốc đẹp, hoa thường màu đỏ và lá của nó có hình mác, khi nở có hương thơm, được dùng làm cây cảnh. Có người xếp lộc vừng vào bốn loại cây cảnh quý: sanh, sung, tùng, lộc.
Cây gỗ nhỏ, mọc đứng, cao 8-10m, tiết diện tròn; thân non màu xanh, thân trung bình màu xanh bạc có nhiều nốt sần, thân già màu nâu đen. Lá đơn, mọc cách. Phiến lá dày và nhẵn bóng, màu xanh lục, mặt trên đậm hơn mặt dưới, hình xoan, gốc thuôn hẹp hình buồm, đầu nhọn, bìa phiến có khía răng nhỏ và đều, dài 25-33cm, rộng 10-11cm.
Tên tiếng Anh:
Coconut tree
Tên khoa học:
Cocos nucifera
Họ thực vật:
Arecaceae (Cau)
Mức độ hấp thụ CO2 khi trưởng thành: 25kg/năm
Dừa có mặt khắp nơi tại các vùng nhiệt đới ven biển và là một biểu tượng văn hóa nhiệt đới. Dừa cung cấp thực phẩm, nhiên liệu, mỹ phẩm, thuốc dân gian và vật liệu xây dựng, cùng nhiều công dụng khác. Phần thịt bên trong của quả dừa chín, cũng như nước cốt dừa được ép ra, là một phần quen thuộc trong khẩu phần của người dân sống tại vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Quả dừa khác biệt với các loại trái cây khác do phần nội nhũ chứa một lượng lớn chất lỏng trong suốt, được gọi là nước dừa.
Dừa chín được dùng làm thức ăn, hoặc chế biến lấy dầu dừa và nước cốt dừa từ thịt quả, than củi từ vỏ gáo cứng và xơ dừa từ vỏ xơ. Thịt quả dừa sấy được gọi là cùi dừa khô, dầu và nước cốt được vắt ra từ đây thường dùng trong nấu ăn cũng như trong xà phòng và mỹ phẩm. Nhựa dừa ngọt có thể làm thức uống hoặc lên men thành rượu dừa, giấm dừa. Vỏ gáo cứng, trấu xơ và lá dài có thể dùng làm nguyên liệu để chế tạo nhiều loại sản phẩm trang trí nội thất.
Tên tiếng Anh:
Mango tree
Tên khoa học:
Mangifera indica
Họ thực vật:
Anacardiaceae (Đào lộn hột)
Mức độ hấp thụ CO2 khi trưởng thành: 20kg/năm
Xoài được tìm thấy trong tự nhiên ở Ấn Độ và canh tác giống đã được đưa vào khu vực ấm áp khác trên thế giới. Đây là cây ăn quả lớn nhất thế giới, có khả năng đạt chiều cao 100m và có chu vi trung bình 3,6–4,2m, đôi khi đạt 6m.
Cây xoài đã được đưa đến khu vực Đông Á từ Ấn Độ khoảng năm 400-500 trước Công nguyên. Tiếp theo, vào thế kỷ 15, cây đến Philippines. Và sau đó, vào thế kỷ thứ 16 đến châu Phi và Brazil bởi người Bồ Đào Nha. Loài này đã được mô tả khoa học bởi bác sĩ, nhà động vật, thực vật học Linnaeus vào năm 1753. Quả xoài là loại trái cây quốc gia của Ấn Độ, Pakistan và Philippines.
Tên tiếng Anh:
Jack tree
Tên khoa học:
Artocarpus heterophyllus
Họ thực vật:
Moraceae (Dâu tằm)
Mức độ hấp thụ CO2 khi trưởng thành: 22kg/năm
Cây mít thuộc loại cây gỗ nhỡ cao từ 8-15m. Cây mít ra quả sau ba năm tuổi và quả của nó là loại quả phức, ăn được. Mít được coi là loại cây ăn trái với quả chín lớn nhất lớn trong các loài thảo mộc. Mít có giá trị thương mại. Mỗi quả mít khá lớn hình bầu dục kích thước 30–60cm x 20–30cm. Vỏ mít sù sì, có gai nhỏ. Mít ra quả vào khoảng giữa mùa xuân và chín vào cuối mùa hè (tháng 7-8).
Quả mít có nhiều nhựa mít. Ở Việt Nam khi mít chín cắt xuống không bổ ra ngay mà để nguyên quả rồi dùng một thanh gỗ vót nhọn một đầu, đem đóng vào cuống mít để cho chảy bớt nhựa. Đợi thêm hai ba hôm sau, mới bổ mít ra thì bớt dính nhựa.